Thời gian làm việc: 7h30 - 22h30 mỗi ngày

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Bệnh đau nhức xương khớp có nguy hiểm không ? Phải chữa trị như thế nào.

Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Đau nhức xương khớp là bệnh gì

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu không nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng để điều trị từ sớm, sử dụng các loại thuốc hiệu quả thì tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, tỷ lệ người bệnh có biểu hiện đau nhức toàn thân chiếm khoảng 0,5% dân số nước ta, gặp ở cả người trẻ tuổi và người già, phụ nữ nhiều hơn nam giới. 

Tình trạng đau nhức xương khớp là thuật ngữ dùng để chỉ triệu chứng tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa… đầu xương tỳ trực tiếp lên nhau, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi…

Chứng đau nhức toàn thân vẫn được mặc định là căn bệnh của người già. Thế nhưng thực tế cho thấy, số người trẻ tuổi mắc phải chứng bệnh này đang gia tăng với tỷ lệ đáng báo động. Đau nhức xương khớp không những ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.

Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp có thể gặp phải tại một khớp, hoặc bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp toàn thân. Tuy gặp nhiều ở người già, người trung tuổi, nhưng tình trạng bệnh xảy ra ở người trẻ cũng ngày càng phổ biến.

Thông thường, bạn sẽ có cảm giác đau tại các khớp lớn như: đau nhức khớp gối, khớp bả vai, khớp háng, khớp cổ tay, đốt sống lưng… Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện thưa thớt và không quá khó chịu. Càng về sau tần suất sẽ dày hơn, mức độ cơn đau cũng tăng nặng, gây cản trở sinh hoạt và có thể để lại những biến chứng nặng nề, nếu không được khám chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại và sinh hoạt của bạn sau này.

Trị bệnh đau nhức xương khớp như thế nào?

Đau nhức xương khớp cần được điều trị sớm và đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt về sau. Vậy đau nhức xương khớp thì trị như thế nào là hiệu quả?

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Bệnh khớp là 1 căn bệnh khó chữa, rất dai dẳng và có khả năng di truyền nên nếu có điều kiện, mọi người nên sớm đến gặp các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp để được tư vấn điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị càng sớm thì khả năng điều trị dứt điểm càng cao.

Sử dụng thuốc

Với rất nhiều người thì bệnh khớp gần như là 1 căn bệnh không có khả năng chữa trị dứt điểm nên hầu hết mọi người chọn cách ở nhà và sử dụng thuốc để giúp thuyên giảm bệnh tình, giảm đau, giảm các triệu chứng đau nhức.

Sử dụng thuốc Tây

Mọi người có thể mua thuốc trị khớp Noxa 20 về sử dụng, ngày uống 1 viên là hầu như không còn lo lắng các cơn đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. 

Thuốc có khả năng ức chế, chống viêm hiệu quả cho tất cả các nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp từ cơ địa cho đến bệnh lý gây ra.

Mọi người có thể xem qua bài viết “review thuốc trị khớp Noxa 20 Thái Lan” để biết thêm về sản phẩm này nhé!

Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể sử dụng các loại thuốc khác như:

  • Thuốc giảm đau xương khớp, chống viêm: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen…
  • Các nhóm thuốc đường tiêu hóa: Omeprazole để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc trị đau xương khớp lên dạ dày, tá tràng và thận.
  • Tiêm corticoid: triamcinolone…

Mặc dù có tác dụng kịp thời, giảm đau nhanh, song thuốc tây lại có nhược điểm dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày – tá tràng. Do đó mà chỉ khi có các dấu hiệu đau nhức thì mọi người hãy dùng nhé.

Sử dụng thuốc Đông y

Y học Cổ truyền cho rằng khi cơ thể suy yếu, các tà khí như: phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ xâm nhập vào xương khớp, gây cản trở sự vận hành của khí huyết. Khí huyết tắc nghẽn sẽ dẫn đến sưng, đau, tê mỏi tại các khớp.

Người cao tuổi, chức năng can thận hư hao cũng khiến khí huyết bị suy giảm, dẫn đến thoái hóa khớp, đau nhức và biến dạng khớp.

Các bài thuốc Đông y trị đau xương khớp thường tập trung vào việc đưa tà khí ra ngoài, đả thông khí huyết, giảm sưng đau và ngăn chặn các biến chứng.

Vậy nên, ngoài việc sử dụng Tây y, người đau nhức xương khớp có thể tham khảo các bài thuốc từ các loại cây thuốc nam như: cây xấu hổ, cây cỏ xước, dây đau xương, lá lốt, ngải cứu, đinh lăng,…

Tập thể dục thể thao

Đối với tất cả các bệnh về xương khớp đều liên quan đến khí huyết, do đó mà tập thể dục thể thao được xem như là bài thuốc tốt nhất. Việc tập thể dục, thể thao thường xuyên cùng với đó là các phương pháp hít thở giúp khí huyết lưu thông, cơ xương linh hoạt là 1 trong những giải pháp phòng ngừa và điều trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả.

Nếu được mọi người có thể đi bộ, chạy bộ mỗi sáng, tập các bài thể dục nhàng, tập yoga, tập hít thở sẽ giúp thân thể ngày càng tốt hơn, tay chân khoẻ mạnh.


Nhập số điện thoại để được tư vấn
× KM