Thời gian làm việc: 7h30 - 22h30 mỗi ngày

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Cách khắc phục trẻ chậm nói hàng đầu

Khi con chậm nói, đa số cha mẹ sẽ nhanh chóng tìm cách để khắc phục cho con ngay. Tuy nhiên, cha mẹ nên hiểu được, việc này cần một quá trình, không thể ngay lập tức; đồng thời, trước khi bắt đầu một kế hoạch khắc phục, cha mẹ cần hiểu rõ về chứng chậm nói của con để có những can thiệp phù hợp.

Trẻ chậm nói – nguyên nhân phổ biến nhất

Việc phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là lời nói của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó có thể là một dị tật bẩm sinh của cơ răng hàm mặt, hoặc khiếm khuyết bẩm sinh trên não bộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, phản xạ với ngôn ngữ lời nói. Sau đây, chúng ta có thể liệt kê ra một số nguyên nhân phổ biến như:

– Bệnh lý về thính giác, nhiễm trùng tai: ở những em bé có vấn đề về nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh về thính lực thì khả năng nói cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do các cơ quan này đã bị tổn thương, làm giảm khả năng nghe.

Khi gặp khó khăn về thính lực thì trẻ cũng sẽ gặp trở ngại khi nói, nắm bắt âm thanh chậm, từ đó làm giảm khả năng nhận thức về lời nói của trẻ.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng, nếu các bệnh cấp tính về tai được điều trị kịp thời thì trẻ sẽ không bị ảnh hưởng, chỉ trừ trường hợp trẻ mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính thường xuyên tái phát kể cả khi bé đã lớn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.

– Các yếu tố sinh để như trẻ sinh non: những trẻ trong quá trình mang thai có tổn thương hoặc trẻ sinh non thường dễ bị ảnh hưởng khả năng nhận thức, đối với những trường hợp này, ngay khi em bé được sinh ra, cha mẹ cần dành thật nhiều thời gian để giúp trẻ phát triển tư duy.

– Bệnh lý thực tể: khi trẻ sơ sinh có thể bị thắng lưỡi và bác sĩ chỉ cần thực hiện một tiểu phẫu nhỏ cắt thắng lợi để giúp bé không bị trở ngại khi phát âm. Hở hàm ếch cũng là một trường hợp điểm hình, hay gặp về các vấn đề bệnh lý miệng ảnh hưởng tới phát âm. Các bệnh lý thần kinh liên quan đến não cũng làm ảnh hưởng tới khả năng nói của trẻ.

– Bệnh lý vận động cơ miệng: đa số các trường hợp có tổn thương não đều sẽ gặp rắc rối với việc phát âm, ví dụ bệnh loạn vận ngôn khiến trẻ khó khăn trong phố hợp các cơ khi nói, làm miệng, môi, lưỡi hàm không thể khớp nhau để tạo ra âm thanh tròn vành rõ chữ.

– Bệnh khó học, bệnh tự kỷ: Khuyết tật trí tuệ là một trong những nguyên nhân điển hình thường gặp gây chậm phát triển khả năng phát âm, chậm nói. Khi trẻ gặp các bệnh khó học, bệnh tự kỷ thì khả năng tiếp thu, khả năng  nhận diện âm thanh, hiểu những gì người khác muốn truyền tải của trẻ đều rất chậm và gặp nhiều khó khăn. Rối loạn về lời nói là biểu hiện, dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ, hoặc trẻ mắc bệnh khó học.

– Chậm phát triển chung: chậm phát triển các kỹ năng cùng lúc làm giảm khả năng nói của trẻ. Vì vậy, nếu trẻ có  biểu hiện chậm một số kỹ năng cùng lúc, đặc biệt chú ý nếu phát triển vận động và nhận thức của trẻ không theo kịp độ tuổi để có đánh giá chính xác nhất.

👉👉👉 Xem cụ thể nguyên nhân chậm nói tại Fitobimbi Omega

Cách khắc phục cho trẻ chậm nói hiệu quả

Có rất nhiều biện pháp khắc phục chứng chậm nói của con bạn. Dù bắt đầu với lựa chọn nào, bạn hãy luôn nhớ em bé là trọng tâm của quá trình và việc chữa chứng chậm nói cần có sự kiên trì. Các cách khắc phục phổ biến và hiệu quả cao gồm:

– Dùng lời nói để thể hiện sự giao lưu với trẻ thường xuyên: hằng ngày, bạn giao lưu với trẻ bằng lời nói thật nhiều, hãy thử diễn tả tất cả các hành động mà bạn đang thực hiện bằng lời nói. Khi nói, bạn cố gắng nhìn vào mắt trẻ, để trẻ hình thành thói quen dùng mắt giao tiếp.

– Cho bé  giao lưu, ra ngoài kết bạn: Hãy tạo nhiều cơ hội cho bé ra ngoài vui chơi, kết bạn. Ngày nay, nhiều hộ gia đình trẻ ưa thích sống tại chung cư để có thể dễ dàng giao lưu với nhau trong sân chung cư, đó là một cách hay và bạn có thể thử vì các em bé đa số đều thích chơi, kết bạn giao lưu với bạn cùng tuổi.

– Cùng con làm các hoạt động: đọc sách, kể chuyện, múa hát…. bạn có thể giúp bé tăng vốn từ vựng, hiểu cách dùng lời nói để mô tả sự vật thông qua việc cùng con làm nhiều hoạt động chung. Ngay cả khi bé chưa biết nói, việc duy trì thói quen này cũng giúp bé tăng cường tư duy, rèn luyện kỹ năng nói.

– Tìm kiếm sự hỗ trợ của cán bộ y tế: một chuyên gia về ngôn ngữ hoàn toàn có thể giúp bạn tăng hiệu quả khắc phục trẻ chậm nói khi bạn đã thử các cách trên mà vẫn chưa đạt hiệu quả.


Nhập số điện thoại để được tư vấn
× KM