Thời gian làm việc: 7h30 - 22h30 mỗi ngày

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Lượt xem: 11414
Lượt like: 10023
Chia sẻ: 201
BS. Nam Khoa

BS. Nam Khoa

Chuyên khoa

Nơi công tác

Khoa khám bệnh & Ngoại khoa - Phòng Khám Đa Khoa - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (300 lượt đánh giá)
Tìm hiểu bệnh đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là hiện tượng mỗi lần đại tiện lại thấy máu cùng phân, máu chảy nhỏ giọt hoặc ồ ạt theo phân. Đi ngoài ra máu là hiện tượng khá phổ biến, hầu như ai cũng có một vài lần trong đời gặp phải tình trạng này. Đôi khi hiện tượng đi ngoài ra máu chỉ là do táo bón rặn mạnh làm rách hậu môn nên gây chảy máu. Tuy nhiên khi hiện tượng chảy máu kéo dài thì có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không được chủ quan. Thông thường đi ngoài ra máu là do những tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn gây ra. Vì thế khi bị bệnh người bệnh nên khẩn trương thăm khám để được điều trị kịp thời

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0865.776.663 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn
Người tham vấn : Phạm Liên
Ngày viết : 01/01/2019
Tên gọi khác:
Thuộc khoa bệnh: Hậu môn trực tràng
Phát sinh nhiều đối tượng: Tất cả các lứa tuổi đều có nguy cơ bị bệnh
Nguyên nhân thường gặp: Bị mắc phải các bệnh hậu môn trực tràng
Bài viết liên quan
Hình Ảnh Bệnh
Khái Quát Bệnh

Đi ngoài ra máu

Nguyên nhân

Dựa trên màu sắc của phân chúng ta có thể nhận biết được máu xuất phát từ đâu ví dụ như

  • Máu đỏ tươi thường là máu chảy từ trực tràng hoặc đại tràng
  • Máu đỏ hoặc đỏ sẫm thường là chảy máu do đường tiêu hóa trên

Từ những biểu hiện trên có thể phán đoán nguyên nhân của hiện tượng đi ngoài ra máu đó là

♣ Bệnh trĩ:

Bệnh trĩ là một khối u hoặc một búi của mô trong ống hậu môn có chứa các mạch máu. Là kết quả của sự gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch hậu môn và trực tràng, khiến chúng sưng phồng lên

Khi những búi trĩ dần mở rộng và trở nên trầy xước do phân đi qua, dẫn đến tình trạng đi tiêu ra máu và khó chịu ở hậu môn.

Nếu như các búi trĩ to nhanh và chèn ép ra ngoài ống hậu môn có thể gây chảy nhiều máu, chảy máu trầm trọng

♣ Polyp trực tràng:

Là sự tăng trưởng bất thường của các niêm mạc trực tràng tạo thành các polyp. Hầu hết các polyp này là lành tính, hiếm khi là ác tính. Tiềm năng ác tính của polyp trực tràng có liên quan đến sự hiện diện của loạn sản hoặc thay đổi tiền ung thư

Ở giai đoạn đầu polyp trực tràng hiếm khi gây ra triệu chứng. Tuy nhiên khi các khối polyp tăng trưởng nhanh sẽ gây ra các triệu chứng như đi ngoài ra máu, tiết dịch nhày hậu môn và táo bón hoặc tiêu chảy

♣ Vết nứt hậu môn:

Một số vết nứt hậu môn là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người. Khi lớp lót trong hậu môn bị rách sẽ gây ra nứt kẽ hậu môn. Thông thường là do chấn thương vật lý, táo bón, chấn thương hậu môn gây ra

Vết nứt hậu môn thường gây ra tình trạng chảy máu khi vệ sinh. Số lượng máu chảy ra đối với các vết nứt hậu môn thường là nhỏ. Bệnh nhân thường thấy khi đại tiện và thấm bằng giấy vệ sinh

Chính vì thế khi bạn đại tiện ra máu rất có thể hậu môn tồn tại vết rách

♣ Táo bón

Táo bón là tình trạng đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần hoặc ít hơn 1 lần mỗi tuần. Táo bón là bệnh khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

Táo bón có thể gây ra những cơn đau bụng dưới, căng thẳng khi đại tiện, cảm giác mót rặn nhưng lại không thể rặn ra phân. Khi người bệnh rặn mạnh có thể làm tổn thương hậu môn và gây ra tình trạng chảy máu khi đại tiện

♣ Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại trực tràng xảy ra khi niêm mạc ruột già, trực tràng bị viêm. Quá trình viêm này sẽ tạo ra các vết nứt nhỏ thường bắt đầu từ trực tràng và sau đó lan rộng ra nhiều cơ quan khác.

Thông thường khi người bệnh vị viêm loét đại tràng thường đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu. Máu chảy thường bắt nguồn từ các vết loét ở niêm mạc đại trực tràng

♣ Ung thư đại trực tràng

Các khối u của trực tràng và đại tràng thường là các khối u phát sinh từ thành ruột già hoặc là trực tràng. Các khối u lành tính gọi là polyp và các khối u ác tính gọi là ung thư.

Ung thư đại trực tràng có thể gây ra chảy máu trực tràng khiến bệnh nhân đại tiện ra máu. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của các khối u mà hiện tượng đi ngoài ra máu sẽ xuất hiện ở những mức độ khác nhau

Biểu hiện lâm sàng

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết đi ngoài ra máu thường kèm theo một số triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Cụ thể như

♠  Đi ngoài ra máu tươi, máu chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành tia. Máu có thể lẫn trong phân hoặc không lẫn trong phân. Lượng máu ít hoặc nhiều khác nhau.  Nếu hậu môn xuất hiện dị vật có thể bạn đang mắc phải bệnh trĩ hoặc áp xe hậu môn

♠ Đi ngoài ra máu màu đỏ tươi, máu chảy ra lượng ít, đôi khi phủ trên phân, đại tiện có cảm giác đau đớn. Sau khi đại tiện các cơn đau có thể dảm giần thì có thể người bệnh đang bị nứt kẽ hậu môn

♠ Người bệnh thường xuyên có hiện tượng đại tiện ra nhiều máu tươi, lượng máu tuy không nhiều, máu phủ lên bề mặt phân, phân loãng, dài, mỏng. Có thể bệnh nhân đang bị polyp trực tràng hoặc kết tràng

♠ Khi bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi với số lượng nhiều, tiêu chảy, thiếu máu, sụt cân, đại tiện lẫn chất nhày thì có thể bệnh nhân đang mắc phải ung thư đại trực tràng

♠ Đaị tiện ra máu nhưng số lượng ít, máu có thể lẫn trong phân, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy có thể là do bệnh lỵ nhiễm khuẩn, các bệnh về đường ruột   

♠ Đại tiện ra máu nhưng không liên tục, lượng máu ít, trong phân có kèm theo chất nhầy, tiêu chảy và mót rặn thì có thể bệnh nhân bị viêm loét kết tràng   

Chẩn đoán phân biệt

Hiện tượng đại tiện ra máu là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng.  Căn cứ vào tính chất cũng như màu sắc của máu chúng ta có thể phân biệt ra một số bệnh mà người  bệnh có khả năng mắc phải khi gặp phải triệu chứng này

♣ Bệnh trĩ: đại tiện ra máu tươi, máu có thể nhỏ giọt hoặc phun thành từng tia. Thông thường máu không lẫn với phân mà tách biệt

♣ Nứt hậu môn: đại tiện ra máu tươi bám ở mặt ngoài hậu môn hoặc đọng lại rìa hậu môn. Bệnh nhân có cảm giác vô cùng đau đớn khi đại tiện. Khi vệ sinh hậu môn sẽ cảm thấy vô cùng xót và đau khu vực hậu môn

♣ Polyp hậu môn: lượng máu chảy ra ít, không nhỏ giọt, thường lẫn theo chất nhầy trong phân

♣ Táo bón: máu chảy ra có màu đỏ tươi, phân cứng, rắn. Cảm giác mót rặn và rặn lâu nhưng không hết được phân

♣ Ung thư đại tràng hoặc trực tràng: lượng máu chảy ra rất ít có thể lẫn trong phân hoặc phủ trong bề mặt phân, kèm theo dịch nhầy. Máu thường sẫm màu. Một thời gian sau tình trạng đại tiện ra máu càng trầm trọng hơn

Biến chứng tác hại

Hiện tượng đi ngoài ra máu nếu như người bệnh lơ là chủ quan có thể biến chứng nặng và gây ra những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe

♠ Gây thiếu máu:

Đây là biến chứng dễ thấy nhất của hiện tượng đi ngoài ra máu. Nếu máu chảy nhiều và chảy trong thời gian dài sẽ gây choáng váng, tụt huyết áp, ngất, rối loạn tiềm thức, mạch đập liên tục.

Mất máu ít thì các triệu chứng có thể đỡ hơn tuy nhiên về lâu dài vẫn rất nguy hiểm, có thể gây ra những bệnh mãn tính như xanh xao, chân tay lạnh, hoa mắt, chóng mặt

♠ Gây ngứa và viêm da hậu môn

Do dịch nhày chảy theo phân và máu nên hậu môn sẽ có cảm giác ngứa, bị viêm da quanh hậu môn. Vi khuẩn có điều kiện dễ dàng để xâm nhập vào cơ thể và có thể gây ra nhiễm trùng máu

Đại tiện ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm như trĩ, polyp hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm nhiễm lan sang cơ quan sinh dục của hai giới nhất là phụ nữ. Phụ nữ bị các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
  • Hoại tử hậu môn
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính như ung thư hậu môn, ung thư trực tràng và đại tràng

♠ Ảnh hưởng đến công việc và tinh thần của người bệnh

Đau rát và chảy máu khu vực hậu môn khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu mất tập trung trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng công việc và hạnh phúc vợ chồng

Phương pháp trị liệu

Đại đa số các trường hợp đi ngoài ra máu là do các bệnh lý hậu môn trực tràng gây ra. Các bệnh về hậu môn trực tràng không quá nguy hiểm nhưng có thể biến chứng sang ung thư hậu môn. Để điều trị hiệu quả bệnh đi ngoài ra máu các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên hiện nay có hai phương pháp được sử dụng đó là

♣ Phương pháp nội khoa:

Tức là sử dụng thuốc để điều trị. Dùng thuốc là cách làm khá đơn giản nhưng lại cho kết quả tốt đối với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hậu môn trực tràng ở giai đoạn đầu. Thuốc được dùng thông thường là thuốc uống hoặc đặt hậu môn.

Thời gian để điều trị bằng thuốc tùy thuộc vào mức độ của người bệnh. Thông thường bệnh nhân cần phải hết sức kiên trì thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ thì mới có kết quả như mong muốn được

♣ Phương pháp ngoại khoa:

Phương pháp điều trị này thường áp dụng đối với bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại tràng, áp xe hậu môn đã chuyển sang giai đoạn nặng và không thể điều trị bằng thuốc mà khỏi được.

Điều trị bằng ngoại khoa có ưu điểm là quá trình điều trị nhanh chóng, ít đau đớn, ít tái phát, vết thương nhanh chóng hồi phục bình thường sau điều trị.

Một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh dứt điểm hiện nay đó là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT hoặc PPH. Phương pháp điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH là phương pháp điều trị vô cùng hiện đại và hiệu quả có thể được áp dụng cho hầu hết các bệnh lý hậu môn trực tràng gây ra tình trạng chảy máu khi đại tiện như: trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, nứt hậu môn...

Với những ưu điểm vượt trội như

  • Thời gian điều trị ngắn
  • Điều trị dứt điểm, triệt để
  • Không gây tổn hại dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan lận cận
  • Tỷ lệ biến chứng thấp, gần như không có
  • Không mất nhiều máu, không gây đau đớn cho người bệnh

Với những ưu điểm vượt trội nói trên phương pháp điều trị này đã được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều bệnh viện và phòng khám lớn

Dự đoán bệnh tình

Hỏi: kính chào bác sĩ của chuyên mục tư vấn sức khỏe. Tôi là Nam 30 tuổi, nhân viên kế toán. Tôi có vấn đề này mong các bác sĩ tư vấn và giải đáp sớm cho tôi. Dạo gần đây tôi thường xuyên gặp phải tình trạng đại tiện ra máu tươi, máu có khi thì ít, khi lại chảy ồ ạt theo phân. Ban đầu tôi không thấy bất thường gì về sức khỏe nên không quan tâm lắm. Nhưng dạo gần đây tôi thấy máu chảy nhiều hơn, khu vực hậu môn lại có cục thịt hồng thò ra ngoài nên tôi rất hoang mang và lo lắng. Mong các bác sĩ giải đáp giúp tôi là tôi đang bị bệnh gì và nên làm như thế nào để khắc phục tình trạng này. Mong sớm nhận được hồi âm ạ.

Trả lời: bạn Nam thân mến, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau

Hiện tượng đi ngoài ra máu là một hiện tượng không hiếm gặp nhất là với những người làm việc văn phòng như bạn. Đi ngoài ra máu cho thấy khu vực hậu môn, trực tràng hoặc bộ máy tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương hay gặp phải trục trặc nào đó. Nó có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như chảy máu trực tràng (thường là do viêm loét đại tràng gây ra), táo bón lâu ngày, trĩ, polyp hậu môn, áp xe hậu môn...

Hầu hết ở giai đoạn đầu tiên khi máu chảy ít và chưa có những triệu chứng bất lợi gì khác cho sức khỏe người bệnh thường rất chủ quan với tình trạng bệnh. Nhưng khi tình trạng máu chảy ra liên tục, máu chảy ngày càng nhiều thì lúc đấy bệnh nhân mới vội vã thăm khám và điều trị bệnh.

Bạn Nam thân mến như những gì bạn mô tả ở trên chúng tôi nghĩ rằng khả năng rất lớn bạn đang bị bệnh trĩ. Đây là căn bệnh phổ biến mà dân văn phòng hay mắc phải và cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng đại tiện ra máu. Chúng tôi khuyên bạn không nên chần chừ nữa hãy nhanh chóng đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu khi đại tiện. Các bác sĩ sẽ dùng các biện pháp can thiệp nhằm co thắt mạch máu hoặc cắt bỏ các búi trĩ để chấm dứt tình trạng chảy máu khi đại tiện.

Nếu Nam vẫn còn đang bối rối chưa biết nên điều trị ở đâu thì có thể gọi điện đến số máy 0377.876.999 chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp tường tận cho bạn.

Chúc bạn sức khỏe.

Cách phòng tránh

Phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn chữa bệnh. Vậy chúng ta có thể phòng tránh đại tiện ra máu bằng cách nào

♠ Tạo thói quen vệ sinh đúng giờ: một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đại tiện ra máu đó là do thói quen vệ sinh không đúng cách. Nhịn đại tiện quá lâu, đại tiện rặn mạnh, ngồi lâu khiến người bệnh dễ bị táo  bón, nứt kẽ hậu môn và trĩ. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây đại tiện ra máu. Vì thế để phòng tránh bệnh, chúng ta nên xây dựng thói quen đại tiện đúng giờ, tránh ngồi lâu, rặn mạnh khi đại tiện

♠ Chế độ ăn uống phù hợp: ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng chính là cách bảo vệ đường tiêu hóa và hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả

♠ Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn nhất là sau khi đại tiện, sau những ngày đèn đỏ (đối với nữ giới). Phòng tránh được viêm nhiễm khu vực hậu môn chính là cách hiệu quả nhất để hạn chế bệnh

♠ Hạn chế những áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng như hạn chế khuân vác quá  nặng, hạn chế ngồi lâu một chỗ, sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ

♠ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để đẩy lùi các tác nhân gây ra bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, táo bón

Nếu bị bệnh táo bón không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng vì có thể khiến bệnh nặng thêm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

♠ Đặc biệt khi thấy xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu lâu ngày thì nên thăm khám chuyên khoa hậu môn trực tràng ngay để được điều trị kịp thời

Kiểm tra

Bệnh đi ngoài ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm nên kiểm tra thăm khám bệnh cần phải dựa vào rất nhiều các xét nghiệm, nội soi cũng như thăm khám lâm sàng khác. Cụ thể

  • Thăm khám lâm sàng: các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám khu vực hậu môn, hỏi tiền sử bệnh lý của người bệnh để có những phán đoán nhất định về tình trạng bệnh
  • Làm một số các xét nghiệm cận lâm sàng như

                + Nội soi hậu môn trực tràng, đại tràng

                + Chụp Xquang hoặc cộng hưởng từ

                + Xét nghiệm máu

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!
Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh


Nhập số điện thoại để được tư vấn
× KM