Thời gian làm việc: 7h30 - 22h30 mỗi ngày

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Lượt xem: 16115
Lượt like: 10023
Chia sẻ: 201
BS. Nam Khoa

BS. Nam Khoa

Chuyên khoa

Nơi công tác

Khoa khám bệnh & Ngoại khoa - Phòng Khám Đa Khoa - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (300 lượt đánh giá)
Tìm hiểu bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng là nơi mà các thành của trực tràng bị sa tới mức độ mà nhô ra hẳn hậu môn và có thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Bệnh sa trực tràng có thể xuất hiện mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nhưng có khi lại xuất hiện dịch nhày, chảy máu trực tràng hay mất kiểm soát phân

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0865.776.663 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn
Người tham vấn : Phạm Liên
Ngày viết : 26/12/2018
Tên gọi khác: Sa hậu môn
Thuộc khoa bệnh: Hậu môn trực tràng
Phát sinh nhiều đối tượng: Cả hai giới ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi
Nguyên nhân thường gặp: Táo bón kinh niên, sinh con và các rối loạn khác
Bài viết liên quan
Hình Ảnh Bệnh
Khái Quát Bệnh

Hình ảnh bệnh sa trực tràng

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sa trực tràng trong đó có ba nguyên nhân chính mà các bác sĩ chỉ ra đó là:

1.Khiếm khuyết trong cơ thể

  • Trực tràng không dính vào thành bụng sau nên di chuyển dễ dàng, trượt xuống và sa ra bên ngoài
  • Túi cùng Douglas thấp, khi áp lực ở thành ổ bụng tăng cao sẽ đè vào thành trực tràng hậu môn và khiến chúng sa ra ngoài
  • Khiếm khuyết ở đáy chậu: hoành đáy chậu rộng, cơ nâng ở hậu môn nhão làm cho thành trước ở trực tràng bị sa ra ngoài
  • Thiếu độ cong của xương cùng: bình thường thì xương cùng sẽ có độ cong nhất định, trực tràng sẽ dựa vào độ cong này. Khi xương cùng không có độ cong trực tràng mất chỗ dựa nên sa ra bên ngoài
  • Độ gấp của góc trực tràng và ống hậu môn không đủ: bình thường chỗ nối giữa trực tràng và hậu môn có độ gấp khúc, mở ra phía sau. Khi độ gấp khúc này giảm hay mất đi sa trực tràng sẽ xuất hiện

2.Xuất phát từ thói quen trong sinh hoạt:

  • Táo bón kinh niên: với những người bị táo bón kinh niên đại tiện sẽ phải rặn khiến áp lực ổ bụng tăng cao và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sa trực tràng
  • Tiêu chảy: bệnh tiêu chảy cũng khiến người bệnh phải đại tiện nhiều lần trong ngày. Sa trực tràng có thể xuất hiện sau đợt tiêu chảy hoặc lỵ kéo dài

3. Nguyên nhân chấn thương:

  • Chủ yếu là chấn thương sau phẫu thuật sản phụ khoa. Theo tiền sử bệnh lý có tới 25% bệnh nhân bị sa trực tràng có tiền sử mổ các bệnh liên quan đến sản khoa như mổ tắc vòi trứng, cắt buồng trứng, mổ đẻ, cắt tử cung...Đây chính là lý do bệnh sa trực tràng hay gặp phải ở phụ nữ lớn tuổi
  • Tiền sử chấn thương vùng đáy chậu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhưng số bệnh nhân thuộc loại này không nhiều
Biểu hiện lâm sàng

Bệnh sa trực tràng có nhiều biểu hiện khá giống với bệnh trĩ tuy nhiên nếu để ý ký bệnh nhân sẽ phân biệt được hai bệnh này có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Thông thường bệnh sa trực tràng sẽ có những triệu chứng dưới đây

  • Đi tiêu không kiểm soát được ở nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ tiết dịch nhày chứ không có phân
  • Chảy máu trực tràng, máu chảy thường xuyên nhưng thường có lượng ít, có màu đỏ tươi và lẫn với phân. Đại tiện thường không đau chứ không đau đớn nhiều như bệnh trĩ. Đặc điểm dễ nhận biết của bệnh nhân bị sa trực tràng là máu chảy ít nên người bệnh thường chủ quan không điều trị sớm
  • Xuất hiện các khối sa ở vùng hậu môn. Ban đầu khối sa có thể chỉ nhô ra vùng hậu môn khi đại tiện và nhanh chóng thu lại như cũ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể tiến triển thành sa mãn tính
  • Trên khối sa có chất nhầy khiến quần luôn ở trạng thái ẩm ướt. Khi khối sa phát triển to sẽ dẫn đến nghẹt và phù nề, có màu hồng tươi dần trở thành tím ngắt và có dính máu. Lúc này bạn cần phải được phẫu thuật kịp thời để nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và hoại tử từng mảng trực tràng
Chẩn đoán phân biệt

Bệnh sa trực tràng được chia thành ba cấp độ tương ứng với tình trạng nặng nhẹ của bệnh

  1. Sa trực tràng cấp độ 1: đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, chỉ có niêm mạc trực tràng bị sa ra bên ngoài với độ dài khoảng 3-4 cm. Biểu hiện chính của bệnh giai đoạn này là khi đại tiện có cảm giác áp lực ổ bụng tăng, niêm mạc hậu môn sa ra ngoài ống hậu môn. Đây còn được gọi là sa trực tràng một phần
  2. Sa trực tràng cấp độ 2: toàn bộ phần trực tràng bị sa ra ngoài. Biểu hiện chủ yếu của bệnh nhân khi bị sa trực tràng giai đoạn này đó là: đoạn trực tràng sa ra ngoài hậu môn với chiều dài khoảng 4-8 cm. Phải dùng tay nhét vào thì đoạn trực tràng mới thu vào vị trí cũ. Niêm mạc trực tràng bị phù nề, chảy ít máu và dịch nhờn
  3. Sa trực tràng cấp độ 3: đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Lúc này toàn bộ ống hậu môn trực tràng bị sa ra ngoài với kích thước lớn trên 9cm. Biểu hiện chính của giai đoạn này đó là hậu môn trực tràng bị sa hẳn ra ngoài nhưng không nhét vào được. Bệnh nhân chỉ cần vận động nhẹ như hắt hơi, ho, đi lại thì khối trực tràng cũng bị sa ra ngoài. Hậu môn bắt đầu đau rát nhiều, đại tiện không thể tự chủ. Sa trực tràng cấp độ 2 và 3 còn được gọi là sa trực tràng toàn bộ
Biến chứng tác hại

Hiện tượng sa trực tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh như

Chảy máu: gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loét ruột, chảy máu, dính máu trong phân

Viêm loét trực tràng: những tổn thương lâu ngày trong lòng ống hậu môn trực tràng cộng với khối trực tràng bị sa và viêm nhiễm ở bên ngoài hậu môn sẽ khiến viêm loét trực tràng

Tắc nghẹt: trực tràng sa xuống và không tự co lại được sẽ bị tắc nghẹt ở ống hậu môn nên cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe

Tắc ruột: ruột non sa cùng với khối sa theo trực tràng sẽ dẫn đến tắc ruột

Vỡ trực tràng: trực tràng bị lòi ra nên dễ bị tổn thương, nếu có tác động mạnh có thể khiến thủng hoặc vỡ trực tràng

Riêng đối với nữ giới sa trực tràng có thể khiến sa tử cung, sa âm đạo nếu không được điều trị sớm

Gây thoát vị đáy chậu

Phương pháp trị liệu

Điều trị bệnh sa trực tràng chủ yếu cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng mức độ sa trực tràng trên cơ thể cụ thể

¤ Sa trực tràng giai đoạn đầu: có thể điều trị bằng thuốc làm mềm phân, thuốc đạn hoặc một số loại thuốc khác. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân vẫn phải can thiệp bằng phẫu thuật thì mới có thể điều trị sa trực tràng triệt để

Loại phẫu thuật cũng cần phải căn cứ vào mức độ của sa trực tràng cũng như sự đáp ứng với phương pháp phẫu thuật của người bệnh. Bác sĩ sẽ đề xuất một số cách phẫu thuật sau

¤ Cắt bỏ hậu môn đáy chậu: phương pháp này sẽ tiến hành cắt bỏ phần trực tràng bị trồi ra ngoài

¤ Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng: phẫu thuật cắt bỏ đại tràng xích ma, đoạn ruột già gần với hậu môn nhất. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành cố định phần trực tràng vào cấu trúc xương

¤ Cố định trực tràng: tiến hành cố định trực tràng mà không cần cắt đại tràng

¤ Phẫu thuật bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT hoặc PPH: thực chất đây vẫn là một phương pháp phẫu thuật dựa trên tình trạng sa trực tràng của người bệnh. Nhưng đây là áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu của Mỹ nên sẽ hạn chế được những nhược điểm so với những phương pháp phẫu thuật kể trên đó là

  • Sử dụng máy móc vi tính và thiết bị định vị hiện đại giúp định vị chính xác vị trí cần phẫu thuật, đảm bảo cho các bác sĩ tiến hành thao tác nhanh chóng và chính xác
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tạo đường mổ nhỏ, diện tích xâm lấn ít nên bệnh nhân hạn chế được đau đớn, thời gian hồi phục cũng nhanh hơn. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện trong thời gian ngắn là có thể trở về nhà chứ không như các phương pháp truyền thống
  • Ngăn ngừa triệt để nguy cơ tái phát và viêm nhiễm, tỷ lệ tái phát bệnh là rất thấp
  • Phù hợp với nhiều đối tượng nhất là người cao tuổi có sức khỏe yếu, bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp hay bệnh nhân bị tiểu đường
Dự đoán bệnh tình

Thưa bác sĩ cháu có câu hỏi rất muốn bác sĩ giải đáp sớm cho cháu. Mẹ cháu năm nay đã 50 tuổi, thường xuyên bị táo bón, đi ngoài ra máu nhưng ít khi đau đớn. Mỗi lần đại tiện lại thấy có cục thịt mềm, màu đỏ xuất hiện ở hậu môn. Dùng tay đẩy thì nó lại vào được. Cục thịt này lại thường xuyên tiết dịch nhày khiến mẹ cháu cảm thấy ngứa ngáy và rất khó chịu. Cháu đã giục mẹ đi khám nhưng mẹ cháu cứ lấn lá chưa đi và tự rửa bằng trầu không. Cháu rất lo lắng không biết mẹ cháu đang bị bệnh gì? và nên làm như nào để khắc phục? Mong bác sĩ tư vấn ạ

Bác sĩ giải đáp: Bạn thân mến. Quan tâm và lo lắng cho sức khỏe của người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình là việc làm cần thiết. Vì thế chúng tôi rất hiểu những lo lắng và băn khoăn của bạn về tình hình sức khỏe của mẹ mình.

Qua những mô tả của bạn về triệu chứng của mẹ chúng tôi nghĩ khả năng mẹ bạn đang bị viêm ống hậu môn, trĩ hoặc sa trực tràng hậu môn. Thật ra những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng này đều có triệu chứng tương đối giống nhau như chảy máu hậu môn, đại tiện cộm vướng vì có dị vật ở hậu môn. Nếu như chưa được thăm khám cụ thể khu vực hậu môn của mẹ bạn thì chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình bệnh của mẹ bạn được.

Như những gì bạn mô tả về triệu chứng của mẹ bạn như hậu môn chảy ít máu, ít đau đớn, có cục thịt mềm ở trong lòng ống hậu môn thì rất có thể mẹ bạn đã bị bệnh sa trực tràng.

Sa trực tràng là bệnh hay gặp ở phụ nữ lớn tuổi, đã từng trải qua nhiều lần sinh nở, cơ vòng hậu môn yếu hoặc đã trải qua các cuộc phẫu thuật sản khoa. Ban đầu khi mới bị thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn, khối sa ở hậu môn có thể tự thu vào được nhưng nếu không can thiệp những triệu chứng đau đớn và khó chịu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Khối sa sẽ to nhanh và có thể gây tắc nghẹt hậu môn, hoại tử hoặc viêm nhiễm nặng nề.

Trong trường hợp của mẹ bạn chúng tôi khuyên nên đi thăm khám sớm, nếu như bệnh vẫn ở mức độ nhẹ thì có thể can thiệp bằng các phương pháp nội khoa. Nhưng nhìn chung để cho kết quả điều trị lâu dài thì bệnh nhân cần được tiến hành làm tiểu phẫu sớm.

Hiện nay với các phương pháp điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu thì cuộc tiểu phẫu sẽ diễn ra nhanh chóng, an toàn và không gây biến chứng, không đau đớn cho người bệnh. Vì thế bạn có thể trao đổi với mẹ để bác yên tâm điều trị bệnh.

Nếu vẫn chưa biết điều trị ở đâu và điều trị như thế nào bạn có thể gọi điện đến số máy 0377.876.999. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí cho bạn

Cách phòng tránh

Cả hai giới đều có thể phòng tránh bệnh sa trực tràng bằng những cách sau

Có chế độ ăn uống hợp lý: tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ hạn chế được táo bón một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bị sa trực tràng. Nên tránh đồ ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm chiên xào, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây kích thích ruột và có hại cho tiêu hóa

Uống đủ nước: uống nhiều nước là một cách để giúp thanh lọc cơ thể và khiến nhu động ruột hoạt động hiệu quả

Sinh hoạt điều độ: ăn uống đúng giờ, vệ sinh đúng giờ, không nên bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ và không nên nằm ngay sau khi ăn. Bên cạnh đó nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng quá mức và hạn chế áp lực lên ổ bụng

Thường xuyên tập thể dục thể thao vào buổi sáng và tối để giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và giúp nhu động ruột hoạt động được hiệu quả

Nếu từng mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như bệnh trực tràng, ruột, trĩ và có cơ thắt hậu môn yếu thì nên phẫu thuật để nâng cơ hậu môn. Nếu như phần tiểu khung quá dài thì cũng nên loại bỏ bớt

Không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như gây yếu cơ vòng hậu môn và sa trực tràng

Khi bạn tình bị bệnh

Hỏi: Cháu bị sa trực tràng độ 1 đang điều trị bằng thuốc đặt hậu môn và thuốc uống nhằm giảm viêm và chống táo bón. Cháu có thắc mắc muốn hỏi là bệnh sa trực tràng liệu có lây qua đường tình dục không vì cháu đang sống với bạn trai. Và cháu điều trị như thế liệu có khỏi được không?Rất mong các bác sĩ tư vấn sớm giúp cháu. Cháu cảm ơn rất nhiều

Trả lời: bạn gái thân mến cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Sa trực tràng là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng hay gặp ở những người cao tuổi, người có cơ vòng hậu môn yếu hay người có tiền sử bị táo bón lâu năm. Do khi bị bệnh người bệnh thường thấy cộm vướng khó chịu ở khu vực hậu môn lại rất gần âm hộ nên nhiều người nghĩ rằng quan hệ tình dục sẽ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Bạn thân mến, thực ra sa trực tràng hoàn toàn không lây nhiễm qua đường tình dục nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt với bạn trai nhé.

Về vấn đề thứ hai bạn có hỏi tôi là điều trị bằng thuốc liệu có khỏi được không thì còn phụ thuộc vào rấu nhiều yếu tố bạn ạ thí dụ như tình trạng của bệnh, sức đề kháng của cơ thể, cơ địa của từng người. Thông thường đối với những bệnh nhân bị sa trực tràng ở mức độ nặng bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật nhằm cố định được trực tràng. Chúng tôi khuyên bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhé.

Nếu cần tư vấn rõ hơn về căn bệnh này bạn gái có thể gọi điện đến số điện thoại 0377.876.999. Chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn

Chúc bạn sức khỏe! Thân ái

Kiểm tra

Có rất nhiều cách để chẩn đoán bệnh sa trực tràng cụ thể:

  • Thăm khám lâm sàng bao gồm khám trực tràng để kiểm tra xem các mô có lỏng lẻo hay không, đánh giá độ co thắt của các cơ hậu môn, kiểm tra khối sa trực tràng ở hậu môn để phân biệt với một số bệnh khác như trĩ, viêm ống hậu môn...
  • Xét nghiệm để loại trừ một số bệnh khác ví dụ như nội soi đại tràng và trực tràng. Nội soi trực tràng hoặc sử dụng thuốc xổ để tìm khối u, vết loét hay các vị trí bất thường trong ổ ruột
Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!
Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh


Nhập số điện thoại để được tư vấn
× KM