Thời gian làm việc: 7h30 - 22h30 mỗi ngày

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Lượt xem: 10057
Lượt like: 10023
Chia sẻ: 201
BS. Nam Khoa

BS. Nam Khoa

Chuyên khoa

Nơi công tác

Khoa khám bệnh & Ngoại khoa - Phòng Khám Đa Khoa - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (300 lượt đánh giá)
Tìm hiểu bệnh táo bón

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân cứng, buồn đi tiêu mà không thể đi được. Khi đại tiện phải rặn mạnh, thời gian đại tiện lâu hơn. Trong điều kiện ăn uống bình thường người bệnh có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng của bệnh như ít đại tiện, đau bụng, đau đầu và đại tiện khó nhọc

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0865.776.663 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn
Người tham vấn : Phạm Liên
Ngày viết : 29/12/2018
Tên gọi khác:
Thuộc khoa bệnh: Hậu môn trực tràng
Phát sinh nhiều đối tượng: Hai giới đều có nguy cơ bị bệnh nhưng hay gặp ở những người ăn ít chất xơ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi
Nguyên nhân thường gặp: Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Bài viết liên quan
Hình Ảnh Bệnh
Khái Quát Bệnh

Bệnh táo bón

Nguyên nhân

Táo bón thường là do sự di chuyển phân trong đại tràng và ruột chậm. Đặc biệt ở những người ít vận động, tính chất công việc phải ngồi lâu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh táo bón

♣ Do tuổi tác: tuổi càng cao, chức năng sinh lý càng suy giảm. Cơ hoành, cơ xương chậu yếu đi, chức năng đường ruột cũng bị suy giảm đáng kể, sự co bóp của cơ trơn cũng yếu dần gây khó khăn khi đại tiện

♣ Do ăn uống: việc ăn ít chất xơ, ít rau củ quả, nạp quá nhiều chất đạm, chất khó tiêu như đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp có thể khiến phân cứng và hình thành nên bệnh táo bón.

♣ Phụ nữ có chế độ ăn kiêng quá mức, ăn ít, chán ăn cũng có thể khiến phân ít đi và không tạo ra được phản xạ co bóp của đại tràng gây ra táo bón                                               

♣ Uống quá ít nước trong ngày cũng là nguyên nhân gây ra táo bón

♣ Do tính chất công việc: ngồi quá lâu một chỗ, ít được vận động cơ thể (nhất là ở những người làm thợ may, lái xe, làm việc văn phòng) khiến cho hoạt động bài tiết của cơ thể kém hơn hẳn và hình thành nên bệnh táo bón

♣ Do thuốc: có một số trường hợp dùng thuốc để điều trị bệnh trầm cảm, thuốc bọc niêm mạc dạ dày, hoặc một số thuốc nhuận tràng cũng gây ra táo bón

♣ Do thói quen không tốt khi đại tiện: những người có thói quen nhịn đại tiện nhiều lần, nhịn trong thời gian dài làm giảm phản xạ đại tiện, tích trữ phân và hình thành táo bón

♣ Do mang thai hoặc cho con bú: phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường xuyên phải dung nạp một lượng lớn các chất dinh dưỡng, thuốc sắt, thuốc bổ, cơ thể nặng nề khó đi lại...Tất cả các yếu tố tác động vào khiến bà bầu dễ bị táo bón hơn cả. Ngoài ra thời kỳ cho con bú cũng là giai đoạn các bà mẹ thường xuyên bị táo bón hành hạ do phải nhịn đại tiện thường xuyên, dư âm trong thai kỳ...

♣ Do bệnh lý: táo bón cũng xảy ra khi người bệnh bị tổn thương thực thể ở đại tràng, đại tràng không thể co bóp được hoặc hoạt động co bóp giảm. Tổn thương vùng ống hậu môn và các cơ quan lân cận làm phân ứ đọng trong trực tràng nên gây ra bệnh táo bón

♣ Áp lực công việc nặng nề cộng với tâm lý căng thẳng quá mức cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh táo bón

Biểu hiện lâm sàng

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh táo bón

  • Đại tiện ít, thông thường là ít hơn 3 lần trong 1 tuần
  • Phân ít khi mềm trừ khi người bệnh dùng thuốc nhuận tràng. Phần lớn là phân cứng, rắn và rất khô
  • Có từng cơn đau quặn vùng bụng. Phân rắn thành từng cục, màu đen, có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn trực tràng. Có khi dính theo chất nhầy của đại tràng hoặc trực tràng
  • Đại tiện rất khó khăn, mỗi lần đại tiện có thể mất hàng giờ. Đại tiện thường phải rặn mạnh, phải dùng nhiều sức mới tống được hết phân ra ngoài
  • Cảm giác đại tiện không hết phân, phân vẫn còn ở ruột, tắc, vướng hậu môn
  • Nếu táo bón kéo dài có thể kèm theo những rối loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, cáu gắt, bực bội
  • Bụng đầy, chướng hơi, ăn ngủ không ngon
Chẩn đoán phân biệt

Bệnh táo bón có thể chia thành hai dạng táo bón cấp tính và táo bón mãn tính. Mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng riêng

♠ Táo bón cấp tính: hiện tượng táo bón xảy ra đột ngột và khỏi nhanh sau đó. Tình trạng táo bón có thể xảy ra bất ngờ. Bệnh nhân có thể cải thiện được tình trạng táo bón bằng thuốc hoặc một số thực phẩm nhuận tràng

♠ Táo bón mãn tính: đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần và kéo dài trong nhiều tháng liền. Thông thường là hơn 3 tháng. Người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như

  • Đi ngoài ra nhiều máu và dịch nhầy
  • Xuất hiện dị vật ở hậu môn
  • Ăn uống không ngon miệng, đầy bụng
  • Sút cân
  • Cải thiện bằng thuốc và thực phẩm nhuận tràng thường không mang lại tác dụng như mong muốn
Biến chứng tác hại

Có rất nhiều người xem nhẹ hiện tượng táo bón và chỉ cho nó là một triệu chứng nó sẽ nhanh chóng qua đi mà không gây ra tác hại gì. Thực ra quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Dưới góc nhìn y học táo bón không phải là một bệnh lý thông thường thậm chí nó còn rất nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại của bệnh táo bón

♣ Ảnh hưởng đến hệ thần kinh:khi chất độc trong phân không được đẩy hết ra ngoài thì các vi khuẩn có hại sẽ hấp thu chất độc này thấm vào máu và gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu hết sức nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến người bệnh mệt mỏi, cáu gắt, bực bội, nổi giận vô cớ

♣ Ảnh hưởng tới não bộ: táo bón thường gây cảm giác mót, muốn rặn nhưng không thể tống hết phân ra ngoài được. Rất nhiều trường hợp người bệnh cố gắng dặn mạnh để đẩy phân ra ngoài dẫn tới rối loạn chức năng tuần hoàn não

♣ Suy giảm chức năng thận: phân khô cứng tồn tại lâu ngày trong ruột có thể chèn ép đến bàng quang khiến bệnh nhân bí tiểu, tiểu khó và lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận

♣ Gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác: khi bị bệnh táo bón, các chất độc sẽ tích tụ lâu ngày trong cơ thể mà chủ yếu là ở ruột. Đó sẽ là nguyên nhân hình thành nên nhiều bệnh nguy hiểm khác như đau đầu, mệt mỏi, dị ứng và nặng hơn là viêm đại tràng mãn tính, trĩ thậm chí là ung thư ruột

♣ Tác hại đối với phụ nữ: táo bón có thể dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng các yếu tố vi lượng dẫn tới nám da, mụn trứng cá, tóc khô xơ, gãy rụng, da không đều màu.

♣ Phụ nữ mang thai mà bị táo bón thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đứa trẻ trong bụng. Dễ thấy hơn cả là việc hấp thu chất dinh dưỡng chậm, bài tiết kém nên dinh dưỡng truyền đến đưa trẻ cũng không được đảm bảo

♣ Tác hại đối với nam giới: rối loạn chức năng sinh dục. Táo bón có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn tình dục

Phương pháp trị liệu

Điều trị táo bón thì có thể áp dụng các phương pháp sau

♠ Sử dụng thuốc

Thuốc để điều trị táo bón rất đa dạng cụ thể

  • Thuốc trị táo bón tạo khối
  • Thuốc thẩm thấu. Khi uống vào thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp phân thải ra dễ dàng hơn
  • Các thuốc bôi trơn dùng bơm vào hậu môn
  • Thuốc làm mềm phân giúp nước thấm vào phân, làm phân mềm và di chuyển dễ dàng hơn
  • Thuốc trị táo bón kích thích tác động trực tiếp đến chức năng bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột, tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài

Tuy nhiên các bác sĩ cũng nhắc nhở không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào kéo dài quá 8-10 ngày. Thuốc trị táo bón thường có tác dụng phụ, dùng lâu ngày có thể gây biến chứng cho đường ruột, hại gan, thận và không giải quyết được gốc rễ của bệnh

♠ Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện tình trạng táo bón

  • Uống nhiều nước ấm và đi bộ sau khi ngủ dậy
  • Uống thêm một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ
  • Luyện tập đại tiện đều đặn ngày 1 lần
  • Tránh xa thuốc lá và cà phê đặc
  • Bệnh táo bón nếu để lâu ngày không điều trị thì có thể biến chứng sang các bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm khác nhất là bệnh trĩ. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất vẫn là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT. Phương pháp điều trị này an toàn, không gây đau đớn, không có tác dụng phụ, có thể loại trừ được gốc rễ của bệnh. Vì thế bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng
Dự đoán bệnh tình

Hỏi: bác sĩ ơi giúp cháu với. Khoảng hơn 1 tháng nay cháu bị đi ngoài khó khăn, đại tiện ngồi lâu hàng giờ mà không hết phân, phân thành cục nhỏ như đầu ngón tay, màu đen hoặc sậm hơn bình thường. Hai hôm gần đây cháu đi ngoài lại thấy máu lẫn trong phân, lại thấy đau bụng dưới nhấm nhói. Bác sĩ giải đáp giúp cháu là cháu đang bị bệnh gì và cháu nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh.

Nam-20 tuổi

Trả lời: bạn nam thân mến cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi sẽ giải đáp như sau:

Như bạn có mô tả là bạn gặp khó khăn khi đại tiện khoảng một tháng nay rồi, đại tiện phân cứng và đen nên chúng tôi nghĩ bạn có khả năng đang bị táo bón, rối loạn đường ruột hoặc cũng có thể là mắc phải một số bệnh lý hậu môn trực tràng khác như trĩ, nứt hậu môn, hoặc ung thư đại tràng (mặc dù rất hiếm).

Bạn nam thân mến bạn chỉ mới 20 tuổi và tình trạng đại tiện khó này chỉ mới xuất hiện nên chúng tôi nghĩ khả năng lớn là bạn chỉ bị táo bón thôi. Tình trạng đại tiện ra máu kèm cảm giác đau bụng chỉ là do bạn rặn quá nhiều nên khiến niêm mạc ống hậu môn bị rách và chảy máu ra ngoài theo phân.

Tuy nhiên táo bón kéo dài nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sụt cân, ngủ không ngon, ăn không ngon, nhiễm trùng máu và là điều kiện thuận lợi để hình thành nên những bệnh lý nguy hiểm khác nhất là bệnh trĩ. Vì thế chúng tôi khuyên bạn nên đi khám sớm để chấm dứt tình trạng này

Bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì bệnh táo bón có thể được điều trị khỏi hẳn bằng nhiều phương pháp. Bạn nên đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, loại trừ các bệnh lý nguy hiểm và điều trị kịp thời

Nếu cần tư vấn rõ hơn về điều trị táo bón như thế nào, điều trị ở đâu hiệu quả bạn có thể gọi điện đến số điện thoại của chúng tôi là 0377.876.999. Chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể và tường tận cho bạn.

Chúc bạn sức khỏe

 

Cách phòng tránh

Bệnh táo bón phần lớn xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý của người bệnh. Vì thế chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng các cách sau

+ Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ có rất nhiều trong rau xanh và hoa quả tươi, các loại măng hay ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ sẽ giúp phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả

+ Nên uống đủ 2 lít nước một ngày sẽ giúp mềm phân và là giảm táo bón

+ Ăn thêm các loại thức ăn nhuận tràng như vừng, mật ong, sữa chua, dầu vừng, dầu lạc, sữa bò. Khi đun một số dầu ăn có thể cho tăng lên dầu ăn như dầu đậu, dầu vừng, dầu lạc

+ Ăn thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin B như các loại đậu, khoai lang, khoai tây, đu đủ để thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Một số loại hoa quả như củ cải thảo, giá đỗ cũng chữa trị táo bón hiệu quả

+ Kiêng các loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh và có vị đậm

+ Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp giảm áp lực lên nhu động ruột và phòng tránh táo bón hiệu quả. Việc luyện tập chính là  phương thuốc hứu hiệu giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả.

+ Ngủ đủ giấc: thiếu ngủ cũng chính là một trong những thủ phạm gây ra căn bệnh táo bón. Vì thế để phòng tránh bệnh táo bón chúng ta nên ngủ đủ giấc mỗi ngày

+ Đại tiện đúng giờ, không nên nhịn đại tiện, khi có cảm giác muốn đại tiện thì nên đại tiện luôn, tuyệt đối không nên nhịn vì có thể khiến bạn mắc táo bón

+ Phụ nữ mang thai nên cân bằng dinh dưỡng hợp lý, ăn thêm nhiều hoa quả và uống nhiều nước. Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập phù hợp với cơ thể

+ Nam giới nên hạn chế  bia rượu, thuốc lá, áp lực công việc

Kiểm tra

Dưới đây là một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh táo bón mà các bác sĩ chỉ ra

♣ Thăm khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý của người bệnh như

  • Bị táo bón bao lâu rồi
  • Mấy ngày đại tiện một lần
  • Đại tiện khó hay dễ
  • Tính chất phân sau khi đại tiện: phân cứng hay mềm, có lẫn máu không
  • Hậu môn có sưng tấy không, có xuất hiện dị vật không
  • Bệnh nhân có kèm theo triệu chứng khác như đau bụng, đau trực tràng hay ói mửa không...

♣ Sử dụng các xét nghiệm chuyên biệt

  • Bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để đo nồng độ TSH nhằm kiểm tra chức năng của tuyến giáp
  • Chụp cắt lớp vi tính cũng có thể được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra bệnh
  • Chụp CT Scan hoặc chụp Xquang
  • Nội soi hậu môn, đại tràng để kiểm tra cụ thể
Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!
Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh


Nhập số điện thoại để được tư vấn
× KM