Thời gian làm việc: 7h30 - 22h30 mỗi ngày

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Lượt xem: 5469
Lượt like: 10023
Chia sẻ: 201
Điểm trung bình: 9/10 (300 lượt đánh giá)
Tìm hiểu về bệnh đau bụng kinh

Đau bụng kinh là những cơn đau liên tục và co thắt ở phần bụng dưới trước chu kỳ kinh nguyệt và trong những ngày hành kinh. Đau bụng kinh có thể bao gồm những triệu chứng khác như đau lưng, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy.

Mức độ cơn đau tùy thuộc vào cơ địa của từng người, nếu chỉ đau âm ỉ không bị quặn thắt, không kéo dài thì sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chị em bị đau quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc thì không nên chủ quan.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0865.776.663 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn
Người tham vấn : Thu Cúc
Ngày viết : 02/01/2019
Tên gọi khác: Thống kinh
Thuộc khoa bệnh: Phụ khoa
Phát sinh nhiều đối tượng: Nữ giới: tuổi dậy thì, trưởng thành...
Nguyên nhân thường gặp: Do tâm lý, mắc bệnh phụ khoa, co bóp tử cung...
Bài viết liên quan
Hình Ảnh Bệnh
Khái Quát Bệnh

Đau bụng kinh là gì

Đau bụng kinh là gì

Đau bụng kinh nữ giới phải làm sao

Đau bụng kinh nữ giới phải làm sao

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới. Chia làm hai nhóm đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

♦ Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát:

  • Tử cung co thắt quá độ, co thắt mạnh kéo dài khó có thể thả lỏng hoàn toàn nên gây tình trạng đau bụng.
  • Tử cung co thắt bất thường chủ yếu gặp ở những nữ giới bị huyết áp cao khiến cho cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây tình trạng co thắt bất thường, gây đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh.
  • Ống tử cung hẹp hoặc lỗ màng trinh quá nhỏ khiến máu kinh khó thoát ra ngoại bị ứ đọng nên gây đau bụng kinh.

♦ Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát:

  • Do dị tật ở cổ tử cung: là tình trạng tử cung phát triển không hoàn chỉnh, tử cung kép, tử cung có vách ngăn dọc chia đôi tử cung… khiến cản trở sự cung cấp máu, dẫn tới thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung.
  • Do vị trí cử tử cung bất thường: nhiều nữ giới tử cung bị lùi về phía sau hoặc ngả về phía trước sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu kinh, khiến chị em bị đau bụng mỗi khi đến ngày đèn đỏ.
  • Do mắc một số bệnh phụ khoa: nữ giới bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.
Biểu hiện lâm sàng

Đau bụng kinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt không còn xa lạ với các chị em phụ nữ khi đến tuổi dậy thì. Triệu chứng của bệnh đau bụng kinh sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường các chị em sẽ thấy một số dấu hiệu như:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới, cảm giác đau có thể lan xuống đùi, xương mu.
  • Vùng ngực căng tức, hơi đau nhẹ; đau đầu, đau lưng; hoa mắt, chóng mặt.
  • Tinh thần không ổn định, tâm trạng dễ thay đổi, hay nóng giận, cáu gắt vô cớ.
  • Da nổi nhiều mụn, nhờn hơn bình thường, có triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Chẩn đoán phân biệt

Đau bụng kinh được chia là hai dạng đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Mỗi dạng sẽ có những dấu hiệu khác nhau:

♦ Dấu hiệu đau bụng kinh nguyên phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng sinh lý bình thường xuất hiện ở trước ngày hành kinh và trong chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong vài giờ hoặc 1 -2 ngày.
  • Những cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng dưới, lưng, ngực, xương mu.
  • Các chị em sẽ có triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, tay chân toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, chân tay lạnh ngắt.
  • Nữ giới sau khi kết hôn, sinh đẻ hoặc bước sang giai đoạn tiền mãn kinh các triệu chứng này sẽ tự giảm đi hoặc không còn nữa.

♦ Dấu hiệu đau bụng kinh thứ phát:

  • Đau bụng kinh thứ phát thường là do nữ giới bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như buồng trứng đa nang, viêm lộ tuyến cổ tử cung, cổ tử cung bị dính hẹp…
  • Bên cạnh những triệu chứng giống như đau bụng kinh nguyên phát nữ giới sẽ thấy đau bụng dữ dội, phần bụng dưới căng cứng, xuất huyết giữa chu kỳ.
  • Máu kinh có thể ra nhiều hoặc ra ít, có màu sắc đen sẫm, vón cục, có mùi hôi khó chịu.

Nếu nữ giới gặp phải những dấu hiệu này mà cảm giác đau đớn khi đến chu kỳ ngày một tăng lên và kéo dài thì các chị em không nên chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng xử lý đúng đắn sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Biến chứng tác hại

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường khi đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Do hoạt động co bóp của tử cung trong quá trình đẩy máu kinh ra ngoài cơ thể qua đường âm đạo. Đau bụng kinh nếu chỉ là những cơn đau bình thường, kéo dài trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng kinh xuất hiện thường xuyên qua nhiều kinh liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm như:

  • Những triệu chứng của bệnh đau bụng kinh sẽ khiến nữ giới chịu các cơn đau bụng vô cùng khó chịu; điều đó khiến các chị em không thể tập trung được vào công việc, học tập, khiến chất lượng đời sống bị suy giảm.
  • Đau bụng kinh là dấu hiệu cảnh báo nữ giới có thể bị mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó. Nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới.
  • Tình trạng đau bụng kinh kéo dài sẽ làm giảm ham muốn tình dục, chất lượng "cuộc yêu" bị giảm sút, khiến nữ giới phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn.

Đau bụng kinh tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng chị em cũng không nên chủ quan với những tác hại nghiêm trọng do bệnh gây ra. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định căn nguyên của bệnh từ đó dựa vào cơ địa của mỗi người mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp trị liệu

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau bụng kinh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Sau khi thăm khám lâm sàng và đưa ra được kết quả bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp thích hợp.

♣ Chữa đau bụng kinh do nguyên nhân sinh lý:

  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Không vận động quá mạnh trong ngày hành kinh; chườm nóng lên vùng bụng khi bị đau; tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, không uống nước lạnh; có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
  • Sử dụng thuốc để điều hòa chu kỳ kinh: các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đặc trị để điều hòa kinh nguyệt, co bóp tử cung đều đặn, giúp giảm dần và cắt cơn đau.

♣ Chữa đau bụng kinh do yếu tố bệnh lý:

  • Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với các trường hợp nữ giới bị đau bụng kinh do ảnh hưởng của một số bệnh như u xơ, u nang buồng trứng, polyp cổ tử cung...
  • Bác sĩ sẽ tiến hành xử lý các tác nhân gây đau bụng kinh bằng cách can thiệp và làm thủ thuật loại bỏ các khối u bất thường. Từ đó giúp chấm dứt tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
  • Tuy nhiên, đối với trường hợp phải áp dụng phương pháp này chị em nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để tránh bị rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Ngoài những phương pháp điều trị trên, hiện nay phương pháp Đông y điều trị đau bụng kinh được đông đảo chị em phụ nữ ưa chuộng. Bởi những ưu điểm vượt bậc mà phương pháp này mang lại không chỉ chấm dứt được tình trạng đau bụng kinh nhanh chóng, hiệu quả mà còn bảo vệ được chức năng sinh sản của nữ giới.

Vận dụng những tinh hoa trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phương pháp Đông y giúp điều trị toàn diện, mang lại hiệu quả tối ưu:

  • Điều trị cân bằng nội tiết: căn cứ vào thể trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cụ thể, thông qua việc điều chỉnh khí huyết và máu để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: kết hợp giữa cân bằng nội tiết và vật lý trị liệu sẽ giúp loại bỏ tình trạng ứ đọng máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
  • Phương pháp cá tính hóa: giúp điều trị căn nguyên của bệnh đau bụng kinh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang...giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt: căn cứ vào chu kỳ sinh lý khác nhau của từng cá thể, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc để điều chỉnh chu kỳ kinh, khiến cho kinh nguyệt trở về quỹ đạo như bình thường.
Dự đoán bệnh tình

Xin chào bác sĩ! Cháu năm nay 15 tuổi, cháu bắt đầu có kinh nguyệt khi học lớp 9. Mỗi lần đến tháng cháu thường đau vùng bụng dưới rất dữ dội, đau phần thắt lưng và rất dễ nổi giận. Khi gần đến những ngày này cháu bị nổi nhiều mụn trứng cá ở mặt, ngực, lưng. Cháu có tâm sự với chị gái thì chị bảo không sao đấy là do cháu bị đau bụng kinh. Chỉ cần chườm nước ấm là sẽ hết đau. Xin bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu đang bị đau bụng kinh giống như lời chị cháu nói không ạ? Cháu phải làm gì bây giờ? Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ. ( Diệu Linh – Bắc Ninh).

Trả lời:

Bạn Diệu Linh thân mến! Cám ơn bạn đã gửi thư về chuyên mục tâm sự thầm kín của chúng tôi. Với băn khoăn của bạn các chuyên gia xin giải đáp như sau:

Tình  trạng đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung trong đó có đau bụng kinh. Tuy nhiên, qua những dấu hiệu bạn miêu ta như khi đến chu kỳ nổi nhiều mụn trứng cá, dễ bị nổi giận...thì khả năng bạn bị đau bụng kinh là rất cao.

Đau bụng kinh là tình trạng xuất hiện những cơn đau, co thắt ở phần bụng dưới trước chu kỳ kinh nguyệt và trong những ngày “đèn đỏ”.  Đau bụng kinh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm khác. Nếu mức độ đau quá dữ dội, thời gian kéo dài nữ giới không nên chủ quan.

Nếu trường hợp bị đau bụng kinh do sinh lý các bạn có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, tâm lý thoải mái, chườm khăn ấm sẽ giảm được cơn đau.

Tuy nhiên, nếu dấu hiệu đau là do bệnh lý thì sẽ hoàn toàn không thể tự khỏi mà thậm chí còn sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm chất lượng sinh hoạt, đe dọa đến chức năng sinh sản sau này. Để chấm dứt các triệu chứng do đau bụng kinh gây ra các chị em buộc phải đến gặp bác sĩ, xác định nguyên nhân, từ đó mới xây dựng được phác đồ chữa trị thích hợp.

Chính vì vậy, việc đến gặp bác sĩ là sự lựa chọn đúng đắn mà bạn nên làm. Để đảm bảo cho kết quả nhanh chóng và hiệu quả bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn địa chỉ nào để khám chữa hãy liên hệ hotline 037.78.76.999 các chuyên gia sẽ tư vấn nhiệt tình, chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

Cách phòng tránh

Đau bụng kinh không chỉ là nỗi ám ảnh của nữ giới trong những ngày “đèn đỏ” mà còn gây ra không ít phiền toái cho chị em trong công việc, học tập, hay sinh hoạt  hàng ngày. Nhất là đối với những trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em. Chính vì vậy mà các bác sĩ khuyến cáo nữ giới cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như:

  • Các chị em nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất. Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thịt cá. Tránh ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào, quá mặn hoặc ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột.
  • Không nên uống các đồ uống có chứa ga hoặc cồn như bia, rượu, caffee...vì chúng sẽ khiến bạn khó chịu trong suốt chu kỳ kinh.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thảo giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, cơ thể khỏe mạnh...giúp phòng và hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh hiệu quả. Một số bài tập nhẹ nhàng nữ giới có thể tham khảo như đi bộ, tập yoga...
  • Cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể ít nhất 1,5 -2 lít nước mỗi ngày cũng là cách đơn giản giúp chị em phòng được bệnh đau bụng kinh.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện những bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục, xử lý kịp thời tránh gây ra các biến chứng như đau bụng kinh, rối loạn chu kỳ kinh...

Trên đây là một vài gợi ý giúp các chị em có thể phòng tránh được bệnh đau bụng kinh. Nếu gặp phải tình trạng đau bụng kinh lặp lại trong nhiều chu kỳ hoặc mức độ đau quá sức chịu đựng các chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng giải quyết đúng đắn, chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.

Kiểm tra

Đau bụng khi đến chu kỳ kinh do rất nhiều yếu tố gây ra để biết chắc chắn được nguyên nhân là gì các chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm một số xét nghiệm thường quy như:

  • Siêu âm ổ bụng: sử dụng sóng âm thanh để xác định tình hình các cơ quan trong nội tạng có gì bất thường hay không. Bằng thiết bị chuyên dụng sẽ thu được hình ảnh trong vùng bụng. Hình ảnh thu được sẽ hiển thị trên màn hình máy tính, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra được kết luận chính xác.
  • Chụp cộng hưởng từ: các bác sĩ sẽ sử dụng sóng radio và một trường từ tính mạnh để tạo ra các hình ảnh chi tiết của cấu trúc nội bộ. Nhằm kiểm tra khối u hoặc các dấu hiệu không bình thường trong khoang bụng.
  • Nội soi: bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng sáng qua âm đạo và cổ tử cung vào tử cung. Thông qua đó giúp kiểm tra được nữ giới có bị u xơ hoặc polyp cổ tử cung không.

Muốn biết được mình cần phải làm các xét nghiệm gì nữ giới nên đến gặp bác sĩ và được tư vấn kỹ lưỡng. Để đảm bảo hiệu quả và độ chính xác cao nữ giới nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật tân tiến, trình độ tay nghề bác sĩ vững.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!
Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh


Nhập số điện thoại để được tư vấn
× KM