Thời gian làm việc: 7h30 - 22h30 mỗi ngày

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Lượt xem: 9926
Lượt like: 10023
Chia sẻ: 201
BS. Nam Khoa

BS. Nam Khoa

Chuyên khoa

Nơi công tác

Khoa khám bệnh & Ngoại khoa - Phòng Khám Đa Khoa - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (300 lượt đánh giá)
Tìm hiểu về bệnh trĩ nội

Câu nói cứ 10 người thì có 9 người bị bệnh trĩ nội thì quả là không quá một chút nào. Thực tế đã chỉ ra rằng bệnh trĩ nội là một bệnh cực kỳ phổ biến. Gần như ai cũng có ít nhất một lần trong đời trải qua tình trạng này.

Bệnh trĩ nội là sự phồng lớn của các đám rối tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trên. Bệnh thường biểu hiện qua một số các triệu chứng như chảy máu, đau rát, sa búi trĩ hay sưng, ngứa hậu môn. Bệnh trĩ nội thường gây ra tình trạng búi trĩ sa ra ngoài nhất là ở những trường hợp bệnh nặng

 

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0865.776.663 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn
Người tham vấn : Phạm Liên
Ngày viết : 22/12/2018
Tên gọi khác: Bệnh lòi dom
Thuộc khoa bệnh: Hậu môn trực tràng
Phát sinh nhiều đối tượng: Người già, phụ nữ mang thai, người lười vận động...
Nguyên nhân thường gặp: Tuổi tác, thói quen vệ sinh không khoa học, lười vận động
Bài viết liên quan
Hình Ảnh Bệnh
Khái Quát Bệnh

Hình ảnh bệnh trĩ nội

 

 

Nguyên nhân

Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho hay có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội ở cả hai giới. Theo đó có thể kể ra một số nguyên nhân như sau

  • Do viêm nhiễm:

Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng như viêm hậu môn, áp xe hậu môn, viêm tuyến hậu môn, viêm ruột, kiết lị...thì thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn bình thường. Viêm nhiễm kéo dài sẽ tác động đến các khối tĩnh mạch và khiến chúng phải chịu nhiều sức ép, phát sinh nhiều viêm nhiễm và từ đó hình thành nên bệnh trĩ nội

  • Do giãn cơ vòng hậu môn:

Giãn cơ vòng hậu môn thường gặp ở người cao tuổi và ít khi gặp ở những người trẻ tuổi. Bởi vì người cao tuổi thường có sức khỏe yếu, tiêu hóa kém, có tiền sử phẫu thuật hậu môn nên khiến cho cơ vòng hậu môn bị giãn dẫn đến hình thành búi trĩ

  • Do lười vận động:

Những người làm việc văn phòng, đứng lâu ngồi nhiều như thợ may, lái xe thì thường bị bệnh trĩ nhiều hơn bình thường. Lý giải cho nguyên nhân này đó là do những người phải làm việc ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ thì thường xuyên rất ít khi được vận động. Điều đó khiến cho cơ vòng hậu môn gặp áp lực dẫn đến hiện tượng hình thành búi trĩ

  • Do mang thai và sinh nở

Bệnh trĩ nội cũng hay xảy ra ở những phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần.  Nguyên nhân là do thời kỳ mang thai, kích thước bào thai lớn dần do đó tạo nên sức ép lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn, cản trở sự lưu thông máu khiến hình thành búi trĩ.

Thời kỳ mang thai cũng là thời kỳ lượng progesterone tăng cao cùng với sự phát triển của thai nhi cũng là một trong những nguyên nhân khiến co giãn tĩnh mạch

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh trĩ nội được phân thành 4 cấp độ hay giai đoạn bệnh tùy theo cấp độ diễn tiến

- Trĩ nội độ 1: bệnh mới hình thành, triệu chứng chính là chảy máu. Trĩ nội thường biểu hiện ra máu nhưng không đau

- Trĩ nội độ 2: búi trĩ có thể sa ra ngoài khi bệnh nhân đại tiện nhưng lại tự co lại. Tình trạng chảy máu giảm hơn so với giai đoạn đầu

- Trĩ nội độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, phải dùng tay đẩy lên mới được. Máu có thể chảy ít khi đại tiện hoặc có khi không chảy máu

- Trĩ nội độ 4: búi trĩ sa hẳn ra ngoài và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử, viêm nhiễm nặng nề

Trĩ nội độ 4 thường bị nghẹt với rất nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì có thể gây phù nề, nặng thì gây hoại tử.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán được bệnh trĩ nội chủ yếu dựa vào các triệu chứng đi cầu ra máu tươi hoặc quan sát thấy búi trĩ sa ra ngoài sau khi đại tiện. Quan sát vùng hậu môn ở những bệnh nhân bị trĩ nội ở các cấp độ 1 hoặc 2 thường không thấy gì. Đôi khi cần phải quan sát qua vùng hậu môn khi bệnh nhân đang rặn thì mới có thể phát hiện được. Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt bệnh trĩ nội qua các cấp độ

-Trĩ nội độ 1: giai đoạn này bệnh mới hình thành nên thường không có biểu hiện rõ ràng. Chủ yếu được phát hiện khi nội soi trực tràng và thấy máu chảy bên trong trực tràng

-Trĩ nội độ 2: nhìn chung trĩ nội độ 2 vẫn chưa gây ra nhiều phiền phức cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên có thể chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng máu rỉ ra khi đại tiện. Búi trĩ có kích thước to hơn và có thể sa ra bên ngoài nhưng lại tự tụt vào trong được ngay sau đó

-Trĩ nội độ 3: được xem là biến chứng nặng của bệnh trĩ nội. Lúc này các búi trĩ không tự tụt được vào nữa. Dịch hậu môn chảy ra nhiều hơn. Cảm giác đau đớn tăng lên gấp bội

-Trĩ nội độ 4: đây là giai đoạn nặng nhất. Lúc này máu đã bị tắc nghẽn và không thể lưu thông được. Nếu để lâu ngày có thể gây nghẹt hoặc hoại tử búi trĩ.

 

Biến chứng tác hại

Nhiều người nghĩ rằng bệnh trĩ nội không gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí còn chấp nhận sống chung với bệnh và không điều trị. Đây là một tư tưởng cực kỳ sai lầm bởi vì bệnh trĩ nội tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe nếu như không được điều trị sớm. Những tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ nội đối với sức khỏe của hai giới đó là

1. Tác hại của bệnh trĩ nội đối với hai giới:

  • Gây thiếu máu, mất máu do búi trĩ hình thành làm nứt vỡ hậu môn
  • Làm viêm loét hậu môn, hoại tử hoặc nhiễm trùng hậu môn
  • Khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn hoàn toàn
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Bệnh xảy ra ở vùng kín nên người bệnh có cảm giác e ngại, tự ti và thậm chí còn không dám sinh hoạt tình dục vì xấu hổ với bạn tình
  • Làm gia tăng nguy cơ bị mắc các bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm khác như sa trực tràng, ung thư trực tràng

2. Tác hại của bệnh trĩ nội đối với phụ nữ

  • Nữ giới mà bị bệnh trĩ thì còn khiến khả năng sinh đẻ và mang thai bị suy giảm. Chảy máu nhiều dẫn đến suy nhược thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và khả năng mang thai sau này
  • Thời kỳ kinh nguyệt khiến chị em phụ nữ đã mất đi một lượng máu đáng kể, cộng thêm với những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như đau bụng, mệt mỏi nếu mắc thêm trĩ nội có thể khiến chị em ngày càng mệt mỏi hơn.
  • Rất nhiều trường hợp mất máu do hành kinh nhiều và do bệnh trĩ nội gây ra khiến chị em tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu

3. Tác hại của bệnh trĩ nội đối với sức khỏe của nam giới

  • Nam giới bị trĩ nội cũng có thể khiến cho phong độ khi”yêu” bị giảm sút trầm trọng.
  • Viêm nhiễm ở vùng hậu môn có thể lan đến cơ quan sinh dục khiến dương vật không làm tròn được khả năng yêu như lúc khỏe mạnh
Phương pháp trị liệu

Bệnh trĩ nội xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau vì thế thông thường các bác sĩ sẽ căn cứ vào từng mức độ bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

♦  Đối với bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ (thông thường là trĩ nội độ 1 hoặc độ 2)

  • Các bác sĩ sẽ lựa chọn một số loại thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc được sử dụng khá đa dạng có thể là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt. Hoặc đồng thời cùng sử dụng tất cả các loại thuốc nói trên.
  • Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng các loại thuốc để điều trị bệnh kể trên chỉ có tác dụng giảm sưng, ngứa và giảm đau chứ không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Người bệnh cũng tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa

♦  Đối với bệnh trĩ ở cấp độ nặng (các cấp độ còn lại)

  • Điều trị bằng cách đốt điện, thắt búi trĩ hoặc buộc búi trĩ: phương pháp điều trị này thường có hiệu quả không cao, gây nhiều đau đớn cũng như tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
  • Điều trị bằng liệu pháp xâm lấn tối thiểu HCPT. Đây được xem là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, hiện đại và có tác dụng nhất hiện nay. Phương pháp điều trị này được các chuyên gia đánh giá là an toàn, không đau, không xâm lấn, không chảy máu, thời gian hồi phục nhanh và ít tái phát nhất hiện nay. Vì thế phương pháp điều trị này đang được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều phòng khám lớn trong và ngoài nước
Dự đoán bệnh tình

Bệnh nhân hỏi: Tôi là nam (45 tuổi). Dạo gần đây tôi đi cầu cứ cảm thấy vướng víu và khó chịu ở vùng hậu môn. Mỗi lần chùi bằng giấy vệ sinh lại thấy giấy có dính máu đỏ. Nhiều khi máu còn tóe theo phân nhất là những hôm đi táo. Tôi rất hoang mang và lo lắng không biết mình đã mắc phải bệnh gì. Khắc phục tình trạng này như thế nào. Mong các bác sĩ giải đáp sớm cho tôi

Bác sĩ trả lời: Bạn nam thân mến. Qua những gì bạn mô tả ở trên rất có khả năng bạn đã mắc phải một số bệnh như: táo bón lâu ngày, chảy máu trực tràng hoặc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Thật ra khi chưa có thăm khám cụ thể thì chúng tôi cũng không dám chắc là bạn đã mắc phải bệnh gì. Nhưng qua những gì bạn mô tả chúng tôi nghĩ rằng có thể bạn đang bị bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội hình thành do sự suy giãn tĩnh mạch quá mức ở đường lược trên vùng hậu môn. Triệu chứng ban đầu thường là hậu môn khó chịu, vướng víu. Đi cầu ra máu tươi. Nhiều khi phân tóe theo máu

Bệnh trĩ nội thường có diễn tiến dài, triệu chứng sẽ ngày càng nhiều, bệnh cũng nặng dần theo. Trĩ nội ở cấp độ 1 thường chưa có triệu chứng gì đặc biệt chủ yếu là đi ngoài ra máu. Bệnh nhân có thể lầm tưởng chỉ do táo bón gây ra. Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng hơn, sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như

  • Hậu môn nóng rát, máu chảy nhiều có khi tóe theo phân
  • Trĩ nội độ 1 búi trĩ thường rất nhỏ, bệnh nhân thường không quan sát thấy và cũng không sờ được vào búi trĩ
  • Trĩ nội độ 2 sẽ có búi trĩ hồng thò ra, búi trĩ có thể tự co vào được
  • Trĩ nội độ 3 là lúc búi trĩ có kích thước lớn hơn, búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn. Bệnh nhân phải dùng tay thì mới đẩy được búi trĩ vào
  • Trĩ nội độ 4 là cấp độ nặng nhất của bệnh. Lúc này búi trĩ có kích thước lớn, búi trĩ sưng to và sa ra ngoài, không thể dùng tay để đẩy vào được nữa. Bệnh nhân ho hay hắt xì cũng có thể làm cho búi trĩ sa ra ngoài

Ngoài những dấu hiệu nói trên bệnh nhân bị trĩ nội còn có thể thấy hậu môn nhày, dính, ẩm ướt và rất dễ nhiễm trùng.

Bạn nam thân mến, nếu như bạn không kịp thời điều trị thì bệnh trĩ nội sẽ tiến triển nặng thêm và gây ra nhiều tác hại xấu cho sức khỏe. Chúng tôi khuyên bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể, xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời

Nếu bạn vẫn chưa sắp xếp được thời gian để thăm khám bệnh cũng như chưa tìm được địa chỉ nào điều trị bệnh hiệu quả thì có thể liên lạc đến số máy 037.78.76.999 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúc bạn mạnh khỏe

Cách phòng tránh

Phần lớn bệnh trĩ hình thành là do thói quen vệ sinh không khoa học của người bệnh. Vì thế cả hai giới hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh trĩ bằng cách thay đổi cũng như xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt phù hợp cụ thể

1. Hình thành thói quen đại tiện khoa học

  • Nên hình thành thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày nhất là vào buổi sáng trước khi ngủ dậy
  • Không nên ngồi quá lâu khi đại tiện
  • Khi đại tiện cũng không nên rặn mạnh

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh

  • Nam giới hay hút thuốc và uống rượu bia thì cũng nên hạn chế vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
  • Hai giới cũng nên tránh các chất nóng, cay nhiều gia vị
  • Uống nước đầy đủ
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và chất xơ để hỗ trợ nhu động ruột hoạt động hiệu quả

3. Tăng cường vận động thể lực, tránh ngồi lâu một chỗ

  • Nam giới có sức khỏe hơn nữ giới có thể hoạt động thể dục thể thao bằng các bài tập có cường độ cao như tập tạ, bơi, chạy, bóng rổ. Vừa giúp cơ thể dẻo dai lại vừa giúp phòng tránh bệnh hiệu quả
  • Đối với phái yếu thì có thể lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng hơn như yoga, đi bộ, thể dục nhịp điệu..để phòng tránh bệnh
  • Đối với giới văn phòng hay lái xe phải ngồi nhiều thì nên tranh thủ thời gian nghỉ ngơi vận động nhẹ nhàng, đi lại để giảm áp lực lên vùng hậu môn trực tràng từ đó phòng tránh được bệnh

4. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

  • Hậu môn, trực tràng, âm đạo hay dương vật của hai giới đều là khu vực dễ bị viêm nhiễm từ đó dễ sinh ra mụn nhọt, phù thũng gây kích thích hậu môn và hình thành nên bệnh. Nhất là vùng âm đạo của nữ giới.
  • Âm đạo nữ giới có cấu tạo đặc biệt lại rất gần hậu môn, chất bài tiết nhiều vì thế rất dễ viêm nhiễm và hình thành nên nhiều bệnh trong đó có trĩ nội. Vì thế nữ giới nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này, thay quần lót thường xuyên như thế có thể phòng tránh được bệnh trĩ

5. Phòng tránh bệnh trĩ đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai và sinh con là đối tượng hay bị trĩ nội “ghé thăm”. Vì thế để phòng tránh được bệnh phụ nữ có thể thực hiện một số cách như

  • Uống nhiều nước hơn
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi
  • Mỗi ngày nên bổ sung một đến hai hũ sữa chua
  • Vận động nhẹ nhàng, hạn chế nằm lâu hoặc ngồi lâu một chỗ
  • Lựa chọn các loại sữa bầu phù hợp, ít nóng
  • Dùng nước ấm vệ sinh sau khi đại tiện để lưu thông máu
Khi bạn tình bị bệnh

Chào bác sĩ tôi là Hoa (40 tuổi-Hòa Bình). Tôi có vấn đề này mong các bác sĩ giải đáp cho tôi sớm. Tôi bị chẩn đoán bệnh trĩ nội giai đoạn 3. Mỗi lần vệ sinh là máu chảy ra nhiều, búi trĩ hồng thò hẳn ra ngoài, tôi thường xuyên phải dùng tay để ấn nó vào bên trong. Mấy hôm nay ông xã nhà tôi có cao hứng quan hệ bằng hậu môn. Tôi thì rất lo lắng không biết quan hệ bằng đường hậu môn có ảnh hưởng gì đến bệnh và bệnh có khả năng lây nhiễm sang cho chồng hay không. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Trả lời: Bạn Hoa thân mến, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Băn khoăn và lo lắng của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bị bệnh trĩ nội. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau

Bệnh trĩ nội thường gây ra tình trạng tiết dịch hậu môn, hậu môn sưng, phù hề. Vùng da hậu môn đỏ và có cảm giác bị kích ứng, ngứa ngáy.Ở những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh sẽ chỉ thấy máu tươi khi đại tiện. Khi bệnh chuyển sang các cấp độ nặng hơn như trĩ nội độ 3 hoặc độ 4 thì các búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài khiến người bệnh gặp bất tiện khi sinh hoạt hoặc vệ sinh hậu môn.

Bệnh trĩ nội xảy ra ở khu vực hậu môn nên nếu như người bệnh sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn thì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn bởi vì

  • Trực tràng vốn có chiều dài rất ngắn (không quá 5cm) trong khi đó dương vật lại có kích thước dài hơn.  Vì thế khi quan hệ bằng đường hậu môn dương vật sẽ xâm nhập vào sâu bên trong hậu môn, trực tràng và khiến hậu môn bị viêm nhiễm nặng thêm
  • Quan hệ tình dục mạnh có thể khiến các búi trĩ sa giãn, sưng tấy, đau đớn và chảy máu
  • Vi khuẩn từ dương vật có điều kiện đi sâu vào bên trong hậu môn và trực tràng khiến bệnh trĩ nội càng khó điều trị hơn. Nguy cơ chảy máu khi quan hệ bằng đường hậu môn đối với người bị bệnh trĩ nội là điều khó tránh khỏi

Hoa thân mến bệnh trĩ nội không lây qua đường tình dục nên chồng bạn hoàn toàn sẽ không bị bệnh trĩ khi có sinh hoạt tình dục với bạn. Tuy nhiên vì những lý do kể trên chúng tôi không khuyến khích bạn sinh hoạt tình dục bằng đường hậu môn. Sinh hoạt bằng hậu môn chẳng những không mang lại khoái cảm mà còn khiến bạn đau đớn.

Tôi không biết bác sĩ của bạn đã đưa ra phương pháp điều trị như thế nào cho tình trạng của bạn nhưng theo như kinh nghiệm điều trị của tôi thì bệnh trĩ nội giai đoạn 3 khó mà điều trị dứt điểm bằng thuốc được. Vì thế tôi nhắc nhở bạn nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để được điều trị kịp thời.

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp nào điều trị hiệu quả thì có thể gọi điện đến số máy 037.78.76.999. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí cho bạn

Kiểm tra

Bệnh trĩ nội có thể được xác định dựa trên các triệu chứng lâm sàng như đại tiện ra máu tươi, có thể có búi trĩ sa ra ngoài. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là một số các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng hoặc polyp trực tràng

Ngoài ra với triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn thì cũng có thể xác định là bệnh trĩ hoặc cũng có thể là bệnh sa trực tràng.

Vì thế khi nghi ngờ bị trĩ thì nên khám để loại trừ các bệnh lý nói trên. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xung quanh khu vực hậu môn để xác định một số các yếu tố như

  • Sưng hoặc cục u
  • Rò hậu môn, rỉ chất nhày hoặc phân
  • Da thừa hoặc cục máu đông
  • Nứt hậu môn

Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ chỉ định một số các phương pháp nội soi để xác định chính xác nguy cơ bị bệnh trĩ nội đó là

  • Nội soi: bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi để xem hậu môn và trực tràng. Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận các mô ở hậu môn hoặc trực tràng để loại trừ các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc đường ruột
  • Nội soi cứng: cũng tương tự như phương pháp nội soi ngoại trừ dụng cụ được sử dụng là một ống nội soi cứng

Các phương pháp để chẩn đoán bệnh trĩ nội không nhiều chủ yếu dựa vào máy móc siêu âm hiện đại cũng như trình độ của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu không có kinh nghiệm rất dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác. Vì thế bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé!
Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Phòng Khám Đa khoa - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh


Nhập số điện thoại để được tư vấn
× KM